Ngày 8 tháng 6 năm 2014,

Địa điểm: Làng chài Phúc Xá ven sông Hồng.

Nhóm Hành động của Quỹ Chia sẻ nhận được thông tin và hình ảnh về một bà cụ già sống bằng nghề nhặt rác quanh năm ở bãi Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội từ facebook page: Humans of Hà Nội, liền lặn lội đến tận nơi bãi Phúc Xá để tìm hiểu thông tin.

Đường đi

Vượt qua  một chặng đường ngoằn ngèo quanh co mà lối đi chỉ vừa đủ cho một xe máy, anh em Nhóm Hành động đã tìm đến “những ngôi biệt thự siêu sang” nơi mà những mảnh đời quá đỗi gian nan mưu sinh!

Những túp lều giữa bãi rác

Những túp lều giữa bãi rác

Anh em Nhóm Hành động tìm gặp được bác Nguyễn Đình Minh, “trưởng xóm”, bác cho biết Khu này  có 14 gia đình sống bằng bè thuyền thả bên bờ sông, là người dân gia đình lang thang về đây sinh sống, hầu hết đều khó khăn. Một tháng gần đây có hai gia đình mới chuyển tới nên hiện tại có 16 hộ gia đình.   Họ sống co cụm lại với nhau nơi sông nước lênh đênh này, gọi chung là Làng chài Phúc Xá, nhưng  họ không có thuyền và dụng cụ nghề cá, cũng chẳng biết đánh cá, hầu hết các hộ dân đều sống bằng nghề nhặt rác phế liệu mưu sinh.  Họ sống giữa bải rác, không điện, không nước sạch, những điều kiện tối thiểu cũng không có. Người trẻ thì gánh hàng thuê đêm, làm thuê trên bãi bồi vì bãi bồi cũng là của những người sống trên bờ nhận hết rồi, nhặt nilon giặt trên sông rồi bán phế liệu…, người già thì chỉ trông chờ vào nhặt rác mưu sinh, tìm giun dế nuôi con gà, con vịt..

Túp lều của bác Minh

Túp lều của bác Minh

Bác Minh là người cao tuổi nên được coi như là “trưởng xóm”. Còi là phương tiện mà bác Nguyễn Đình Minh (Chồng cô Nguyễn Thị Nga) gọi cả xóm khi có công việc hay cần thông báo thông tin gì, ở  đây không có điện, còn điện thoại thì quả là thứ xa xỉ!

Nhóm Hành động trò chuyện và được biết tuy gia đình nào cũng khó khăn, nhưng 4 hộ gia đình người cao tuổi khó khăn nhất của xóm là:

Trường hợp 1: Gia đình bà Nguyễn Thị Nga 65 tuổi và ông Nguyễn Đình Minh 70 tuổi
Bà quê gốc ở Đông Hưng Thái Bình đi làm kinh tế mới từ trước năm 78 vào tận Phước Long, Sông Bé sau khi đi khắp nơi kiếm sống rồi trở về sống ở làng chài này cũng được chục năm. Ông Minh quê gốc ở Đan Phượng Hà Tây cũ, ở quê ông vẫn có anh em nhưng mọi người khinh bỉ, coi thường, nên không sống được ở quê. Ông bà có hai người con: Người con trai đã mất vì bệnh tật,  người con gái ngoài năm ngoài hai mươi tuổi bị người ta lừa dụ lên chợ Đồng Xuân bán hàng nhưng bị bán sang Trung Quốc đã mười hai năm không về. Khi kể về con gái cô Nga rơm rớm nước mắt, nhìn các cháu trẻ đến chơi lại chạnh lòng nhớ con. Nguồn thu nhập của hai vợ chồng già chủ yếu từ người chồng cả ngày đi nhặt phế liệu ở chợ Long Biên, nhặt dây nilon bẩn về giặt ở bờ sống rồi phơi trên bãi sau đó người ta xuống cân để bán lấy chút tiền. Bà Nga bị thấp khớp thường xuyên đau yếu không đi được, bà kể có lần phải bò, có lần có cháu sinh viên xuống chở đi châm cứu. Bà chỉ đi nhặt rác từ 6h chiều ở chợ một lúc rồi về.

Cô Nga có nuôi mấy chú chó, cũng nằm ngủ luôn trên sàn với cô

Cô Nga có nuôi mấy chú chó, cũng nằm ngủ luôn trên sàn với cô

10449417_731258986913232_395345269_o

Bác Nguyễn Thị Nga và bạn Đào Thị Thanh Phương, Quỹ Chia sẻ

10422744_731255453580252_765913511_o

Bác Nguyễn Thị Nga và bạn Lê Thị Huyền Trang, Quỹ Chia sẻ

Trường hợp 2: Cụ bà Nguyễn Thị Thắm, ngoài tám mươi tuổi, không con cái, sống một mình trong túp lều nghèo nàn, rách nát. Cụ thường xuyên mò mẫm ngoài đường không chịu về nhà. Hàng ngày cụ đi nhặt rác từ 5h sáng nhưng đến tận 10h đêm mới về. Bác Minh kể tính khí của cụ rất thất thường và không ai đến gần, cuộc sống sinh hoạt của cụ thường xuyên diễn ra trên đường, chỉ đêm khuya mới về lều ngủ. Nhóm Hành động không gặp được cụ vì rất khuya cụ mới về túp lều của mình.

Trường hợp 3:  Gia đình ông bà cao tuổi lại có ba con vẫn còn nhỏ: Ông Vũ Văn Học tàn tật không làm được gì, không đi lại được nên chỉ ở nhà, toàn bộ gia đình trông vào bà Phạm Thị Thành, cũng thường xuyên đi nhặt rác, đi gánh thuê cho người ta. Bà thỉnh thoảng vẫn đau ốm luôn.  Ba người con chỉ còn cô bé nhỏ trong ảnh được đi học, nhưng đi bằng đôi chân trần, buộc hai túi bóng vào chân, vì không có dép…Cô bé ngoài giờ học đi nhặt rác đẻ tìm chút đồ còn bán được phụ mẹ..

10441421_731947720188989_1054436747727051900_n

Em không có dép đi, phải bọc giấy bóng vào chân

Ngôi nhà của em

Tương lai em sẽ đi về đâu giữa bãi rác và những bụi cỏ này?

Tương lai em sẽ đi về đâu trong “căn nhà” giữa bãi rác và những bụi cỏ này?

Trường hợp 4: Bà Lê Hồng Hạnh 50 tuổi, Ông Lê Văn Vinh, 51 tuổi, không con cái, bà  thỉnh thoảng bị động kinh, nên không làm việc được thường xuyên, hai người trông cậy vào người chồng đã giàthường xuyên đi nhặt rác hoặc đi gánh hàng thuê ngoài chợ.

15 6 2014 (47)

Cô bị động kinh nên không đi làm được, vì khi lên cơn nếu không được ai giúp kịp thời có thể nguy kịch.

 

1889020_731943593522735_1572373457225136400_o

Nhà của cô

 

Cuộc sống sinh hoạt giữa bãi rác

Cuộc sống sinh hoạt giữa bãi rác

10358983_731942960189465_4592089846985764655_o

Rác chất đầy xung quanh các ngôi nhà

Đồ dùng vật dụng trong nhà

 

Quỹ Chia sẻ.